Cổ tức - tài sản của nhà đầu tư, và họ có quyền được nhận "tiền" nhiều hơn "giấy lộn"
Thường thì cứ mỗi dịp hè về, các doanh nghiệp họp đại hội cổ đông thường niên, báo cáo và lên kế hoạch sản xuất kinh doanh, phân phối lợi nhuận cho 1 năm làm ăn vất vả.
Có 2 phương án chia cổ tức, bằng tiền hoặc bằng cổ phiếu. Việc chia cổ tức bằng tiền mặt ở thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam thường ở mức khá thấp, <10% mệnh giá (1.000 đồng), đôi khi là không có, trong khi cổ tức bằng cổ phiếu thường được chia rất nhiều, 20-30-50-100% bằng cổ phiếu [rất khủng khiếp].
Nếu số tiền mặt dư thừa dùng tái đầu tư có thể tạo ra [lợi nhuận] / [vốn đầu tư] trên mức trung bình, tức là lợi nhuận tạo ra CAO hơn chi phí vốn - thì công ty nên giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư.
Tuy nhiên, nếu công ty giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư ở mức THẤP hơn chi phí vốn trung bình là điều bất hợp lý. Mở rộng ra thì kể cả là cục tiền to bự đang nằm trong nhà băng của doanh nghiệp. Và Việt Nam hay ở đâu cũng vậy, việc này diễn ra rất phổ biến, các doanh nghiệp bỏ số tiền rất lớn trong nhà băng (số tiền này thường lớn hơn nhu cầu vốn tài trợ cho hàng tồn kho (HTK) và khoản phải trả (KPT)) nhận lãi và ... không làm gì cả.
[WCS là một ví dụ điển hình, và đến giờ thì họ đã có quyết định chia tiền mặt 400%]
Như vậy, một công ty có lợi nhuận đầu tư trung bình hoặc dưới mức trung bình nhưng tạo ra tiền mặt vượt nhu cầu sẽ có 3 lựa chọn:
1. Công ty có thể phớt lờ vấn đề và tiếp tục tái đầu tư ở tỷ lệ dưới mức trung bình (như là gửi ngân hàng nhận lãi).
2. Công ty tìm cách mua lại sự tăng trưởng bằng M&A.
3. Công ty "trả lại" tiền mặt cho cổ đông.
==> Theo phương án 1. Khoản "tiền mặt nhàn rỗi" ngày càng phình to ra và rất có thể sẽ bị "tập kích" mà không ai khác đó chính là Lãnh đạo doanh nghiệp, những kẻ sắp hết nhiệm kỳ. Cái này mấy anh Nhà Nước làm tốt hơn tư nhân.
==> Theo phương án 2. Bạn nên hoài nghi hơn là tin tưởng rằng ban lãnh đạo (BLĐ) sẽ làm tốt mục tiêu tăng trưởng. Đây chính là vấn đề mà các doanh nghiệp cổ phần tư nhân thường hay làm nhất, họ vẽ ra một kế hoạch tăng trưởng mới nhằm mục đích rút lấy cục tiền khổng lồ này ra một cách hợp thức hóa.
+ Thứ 1. Công ty được mua có thể đang bị định giá quá cao, ăn ra theo lợi ích nhóm.
[Ví dụ: AVG kinh điển]
+ Thứ 2. Quản lý 1 ngành nghề kinh doanh mới hợp nhất dễ gây những sai lầm tai hại, mà cổ đông chính là kẻ lãnh đủ nhất.
[Ví dụ: HAG đầu tư BĐS + Cao su]
Vậy nên, nếu bạn không chắc chắn về một kế hoạch tăng trưởng bằng M&A của BLĐ, thì với 2 rủi ro như trên thì bạn rất dễ mất $$$$$$ (tiền và rất nhiều tiền).
Tốt hơn, thì bạn nên chọn một BLĐ biết xài tiền như thế nào cho hợp lý để doanh nghiệp luôn phát triển và tăng trưởng bền vững. Vì suy cho cùng, bạn đầu tư vào doanh nghiệp tức là đưa tiền cho BLĐ doanh nghiệp ấy họ xài dùm. Nếu TÂM và TẦM họ không tốt, thì nếu bạn có kiếm được lợi nhuận từ cổ phiếu, có lẽ chỉ là do BẠN MAY MẮN mà thôi!!!
==> Theo phương án 3. CUỐI CÙNG, việc nhà đầu tư trong ngắn hạn thường rất thích EVENT về cổ tức tiền mặt cao, tôi đã nghiên cứu và phát hiện ra đây là hội chứng FOMO - Fear of Missing Out, Hội chứng sợ bị bỏ lỡ cơ hội.
Thông thường, khi tin ra thì nội bộ đã gom được rất nhiều và bạn thích cổ tức thì phải mua giá rất cao,[ở đỉnh], chia xong thường thì giá giảm vì hết Event. Vậy nên, NĐT ngắn hạn và cả dài hạn không nên quá ham thích cổ tức cao mà tham gia vào những event này, mình nhất định phải đánh giá được tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp có còn tiếp tục duy trì để chia cổ tức cao như vậy không, hay chỉ one-off 1 lần [VD: GMD 2018, VCF 2018, NTC 2019], và nên chờ cơ hội khi giá điều chỉnh đủ tốt để NĐT có một BIÊN AN TOÀN để giải ngân.
= = =
Để đầu tư những siêu cổ phiếu và đồng hành cùng AWMFUND:
תגובות